Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013
Mùa sen Đồng Tháp
Đối với người dân đồng bằng, sen được xem là loài hoa cao quý, có hương thơm dịu, màu sắc thanh nhã, dịu dàng. Một thời, những cánh đồng Tháp Mười rộng lớn là những “rừng sen”, làm say đắm lòng người. Thế rồi, cây sen bị mai một dần do tăng vụ sản xuất nhưng khoảng 8 năm trở lại đây, sen Tháp Mười đã hồi sinh trở lại.
![]() |
![]() |
![]() |
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là Tân Thạnh, một huyện nằm trong rốn lũ Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An.
Dọc đường về Tân Thạnh là những đồng sen nhộn nhịp, hoa sen hiện diện khắp nơi…
Ai là người đầu tiên mang cây sen vào vùng Đồng Tháp Mười , chúng tôi hỏi nhiều chủ ruộng sen, nhưng chưa tìm ra ai biết rõ . Lại có người nói sen mọc tự nhiên ở đây từ lâu rồi, cách nói hồn nhiên, cứ xem như đây là món quà đặc ân của thiên nhiên hoang dã dành tặng cho những người đi mở đất, đỡ đói lòng khi đồng hoang chưa nẩy lúa thành cơm.
… Vùng Đồng Tháp Mười luôn được mệnh danh là xứ sở của sen hồng. Không chỉ có những hồ sen, đầm sen, những lung, đìa sen; mà sen bạt ngàn phủ xanh đồng nước, bát ngát đất trời. Nước càng lên cao sen càng vươn dài, chưa khi nào thúc thủ, chịu ngập chìm trong nước.
Sen là loại cây dễ trồng, sức sinh trưởng mạnh mẽ, chi phí ít, kỹ thuật trồng không khó, lại thích hợp phát triển trên vùng đất phèn, ngập lũ. Chính nhờ những điều kiện thuận lợi này mà đến nay cây sen đã phát triển khắp cả huyện Tân Thạnh.
Theo ước tính, mỗi ha trồng sen cho thu hoạch khoảng 50 triệu đồng/vụ, một vụ trồng khoảng 1 tháng là sen đã cho ngó, trên 3 tháng là cho thu họach gương. Và khi đã đến vụ thì cứ hai ngày là thu hoạch một lần. Vì thế, nếu so với lúa thì mức thu nhập từ trồng sen nhiều gấp đôi. Nhờ thế mà người trồng sen nơi này có cuộc sống khá ổn định, nhiều hộ khá lên nhờ sen.
Nghề trồng sen thu lợi cao nên bây giờ ở Tân Thạnh đất trồng lúa được chuyển sang trồng sen cũng nhiều. Thậm chí, việc khai thác, chế biến sen trở thành nguồn lợi kinh tế chính của nhiều xã.
Sen trồng một tháng là có ngó đợt đầu, trung bình một công đất đạt năng suất từ 4 đến 5 kí ngó sen. Gương sen cũng được thu họach sau khi trồng khoảng 3 tháng.
Rời vùng sen Tân Thạnh, Long An, chúng tôi trở ra Tháp Mười – Đồng Tháp để có dịp ngồi xuồng máy đi thăm những cánh đồng sen rộng lớn…
Sen Tháp Mười nở to và thơm ngát , với vẻ đẹp mộc mạc, hồn hậu như những con người nơi đây:
“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre.
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười”.
Mùa này, đang chớm lũ, sen vượt nước khắp nơi .Ngay trên ruộng lúa xanh cũng thấp thoáng màu sen , tô điểm sắc màu cho bức tranh thiên nhiên miền Tây Nam bộ..
Có những cánh đồng ở Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh… chỉ trồng độc nhất cây sen.
Trên ruộng sen ở xã Mỹ hòa, huyện Tháp Mười, chúng tôi gặp ông Bùi Văn Kiệt, là chủ 30 công sen đang được đầu tư, mở điểm du lịch để du khách tham quan cảnh đẹp và thưởng thức hương vị từ các món ăn được chế biến từ sen. Ông cho biết: Lúc trước, khu vực này chuyên trồng lúa 2 vụ, năm nào thuận lợi tăng lên 3 vụ, nhưng năng suất không cao. Đời sống nông dân gặp không ít khó khăn. Từ khi chuyển sang trồng sen, nhẹ công chăm sóc và chi phí ít hơn, nhưng lợi nhuận lại cao gấp mấy lần so với lúa.
Theo tính toán, chu kỳ một vụ sen kéo dài hơn 5 tháng. Nếu trồng trên đất mới và chăm sóc tốt, năng suất đạt đến 50 – 60.000 gương sen / một hecta . Với giá dao động từ 400 – 700 đồng/ gương, bình quân mỗi ha sen cho thu nhập khoảng 20 – 30 triệu đồng/ vụ . Cái lợi của trồng sen là khi thu hoạch xong vụ đầu tiên, chỉ cần trục đất và bón phân, sen tiếp tục phát triển tốt vụ 2 mà không cần xuống giống lại.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hiện tại, nhiều nông dân Tháp Mười khá lên nhờ luân canh mô hình 2 sen – 1 lúa. Đặc biệt, một số hộ còn kết hợp nuôi cá đồng tăng thêm thu nhập đáng kể. Nhờ canh tác hiệu quả , đến nay diện tích sen ở Đồng Tháp tăng gần 500 ha. Huyện Tháp Mười chọn cây sen làm kinh tế nông nghiệp chủ lực. Hợp tác xã chuyên canh sen được thành lập, đảm nhận nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật trồng và tiêu thụ sen. Nghề thu mua và sơ chế hạt sen đang trở thành một nghề ăn nên làm ra của người dân nơi đây…
Hạt sen, tâm sen, nhị sen thơm ngát , được xem là kết tinh được phần tinh túy , thanh sạch nhất của đất trời.Nhưng sen cũng được kết tinh từ những giọt mồ hôi của con người…
Người Đồng Tháp Mười chuyển đất trồng lúa thành những cánh đồng sen, một phần vì kế sinh nhai, cũng có phần là mối cơ duyên giữa người với đất.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen, thiên nhiên cũng đã nhẹ nhàng đi vào cuộc sống. Cùng với hạt gạo đồng bằng, sen cũng đã góp phần làm phong phú hơn sắc màu ẩm thực trên vùng đất phương Nam…
Trọng Dũng
Hội nghị tuyên truyền an toàn giao thông tháng 10 năm 2013
Thiết thực hưởng ứng “Tháng cao điểm về an toàn giao thông” (tháng 9/2013), đồng thời nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên công nhân về đảm bảo trật tự ATGT, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra. Ngày 09/10/2013, tại Xã Long Hưng A, Lãnh đạo xã cũng công an giao thông Huyện Lấp Vò tổ chức "Hội nghị tuyên truyền an toàn giao thông tháng 10 năm 2013” với hơn 100 thanh niên, nhân dân, các đoàn thể xã tham gia.
Tại hội nghị, các thanh niên, nhân dân, các đoàn thể đã được cung cấp những thông tin về thực trạng trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh và huyện Đồng Tháp, tham gia đối thoại với các diễn giả là đại diện Văn phòng Ban An toàn giao thông Tỉnh và Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ, đường sắt Tỉnh về các vấn đề như Luật giao thông đường bộ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho xe máy, Nghị định 71/2012/NĐ-CP, ngày 19/9/2012 của Chính phủ, về thực hiện văn hóa giao thông trong thanh niên, nhân dân, các đoàn thể tham gia trò chơi Hái hoa dân chủ về ATGT… Qua đó, đã giúpmọi người nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chấp hành quy định an toàn giao thông và tuyên truyền vận động bạn bè, người thân nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi, ý thức trong tham gia giao thông, từ đó hình thành văn hoá giao thông.
Lê Thanh Hiền
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Phản đối chặt cây xanh, hai phụ nữ trèo lên cây cố thủ
Chuyện khó tin mà có thật, để phản đối việc chặt cây xanh, hai người phụ nữ trèo vắt vẻo trên cây ăn uống cố thủ…
Hai người phụ nữ cố thủ trên cây để phản đối chặt cay xanh
Vào khoảng 8h40 sáng 8/10, tại khu vực đường Nguyễn Văn Cừ theo hướng từ cầu Chương Dương xuống bất ngờ bị tắc nghẽn. Đội CSGT số 5, CA phường Bồ Đề và nhiều đơn vị chức năng khác đã có mặt tại hiện trường giải quyết sự có xảy ra khá hi hữu. Hai phụ nữ ở số nhà 64 Nguyễn Văn Cừ có hành động kỳ quặc trêo lên cây muỗng trước cửa nhà ngồi vắt vẻo nhai bánh mì và uống nước khoáng khiến nhiều người hiếu kỳ đứng xem dẫn đến tắc đường.
Sáng ngày 8/10 khi các cơ quan chức năng quận Long Biên tiến hành chặt bỏ những cây xanh có dấu hiệu mục ruỗng và tiềm ẩn nguy cơ gẫy cành, bật gốc và mùa mưa bão trên phố Nguyễn Văn Cừ đã bất ngờ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của hai phụ nữ trên. Hai người phụ nữ một mặc áo xanh, một mặc áo đỏ ở đâu tới bất ngờ trèo thoăn thoắt lên cành cây cao và ngồi vắt vẻo cố thủ trên đó. Để tỏ rõ quyết tâm không cho chặt cây, hai người phụ nữ này còn mang theo bánh mì và nước khoáng, họ vừa ngồi trên cây vừa nhai bánh mì, vừa uống nước lấy sức bất chấp dòng người hiếu kỳ vì tò mò đi qua.
CA phường Bồ Đề, quận Long Biên đang giải quyết vụ việc trên.
Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013
Say lòng những món ngon Nam Định
Những món ăn với khẩu vị đậm chất Bắc khiến Nam Định thành một địa danh đáng ghé qua.
Không quá nhiều địa điểm vui chơi, du lịch nhưng Nam Định lại cho người ta cảm giác bình thản và gần gũi. Và đặc biệt hơn, hiếm nơi nào nơi vùng quê Bắc Bộ lại được thấy kiến trúc của những nhà thờ xen chùa chiền bên bạt ngàn đồng lúa như ở đây. Thêm nữa, những thức ngon cũng làm trọn vẹn thêm nghĩa tình của đất lành.
Bài liên quan:
Hương men rừng trong đặc sản Lai Châu
Hồn hậu đặc sản Đồng Tháp
Ẩm thực Hòa Bình gợi miền sơn cước
Ẩm thực xứ Lạng: Đậm đà sắc núi
Nem nắm Giao Thủy
Nem là món phổ biến nhưng nem nắm ở Giao Thủy giữ riêng cho mình đặc điểm dễ nhận. Đó là những miếng bì đều mỏng, dài, nhỏ và trắng như cước. Thịt lợn làm khéo léo khiến cho thịt chín tái còn ngọt thơm.
Thính đạt chuẩn không quá cháy mà màu vàng đẹp, trong ngoài như một. Cứ thế, bóp thính, thịt, bì lợn cùng với nước mắm ngon, tỏi, tiêu, ớt sao cho quyện đều nhau. Nem nắm gói trong lá sung bọc ngoài bằng lá chuối, lá dong hoặc giấy báo.
Người đi xa thường mua nem nắm - món ngon Nam Định về làm quà, chẳng cần cho vào tủ lạnh cũng có thể để được mấy ngày.
Nem khi ăn, được gói thành miếng nhỏ chung với lá sung, chấm thêm chút nước mắm thì đúng là: “Tay cầm bầu rượu nắm nem/ Mải vui quên hết lời em dặn dò...”.
Nem nắm Giao Thủy nổi tiếng không chỉ trong tỉnh Nam Định mà thành một đại diện của ẩm thực tỉnh này thi thố với các vùng khác trong nước (Ảnh: Internet)
Vị giòn giòn của bì lợn, ngậy ngậy của thịt ngon và thơm thính, thơm mắm và đậm đà cùng tỏi, cay cay của ớt, chút nhấn nhá nồng nàn hạt tiêu cộng với cái chát chát của lá sung bánh tẻ và lá đinh lăng đắng thật ngon, thật nhớ.
Chè kho
Gọi là chè nhưng lại được ăn bày trong đĩa chứ không phải trong cốc, chè kho rất đặc biệt. Làm từ đậu xanh, nấu ngọt mà dạng khô chứ không nhiều nước như đa số chè khác.
Chè kho ngon ngọt, đầy thơm thảo! (Ảnh: Internet)
Chè kho được người dân Nam Định hay làm vào những dịp lễ cúng. Tuy nhiên, do ăn mát và ngon nên dần dà nó thành đồ ăn vặt được ưa thích, chẳng dịp gì người ta cũng rủ nhau thưởng thức chè kho.
Chè kho - món ngon Nam Định - ăn nguội, để được nhiều ngày do có nhiều đường. Vị ngọt của chè kho cực hợp với ấm trà sen. Ăn chè kho ở Nam Định mới thấy hết cái tinh túy của đất trời và thơm thảo lòng người hiếu khách.
Chè mịn, dẻo, tan nhanh đầu lưỡi nhưng ngọt ngào dân dã mà cực thanh tao, thỉnh thoảng lại có miếng vừng bùi bùi càng làm tăng vị ngon cho món ăn.
Phở
Người ta hay nhắc đến phở Hà Nội nhưng ở Nam Định, phở cũng ngon lành lắm. Cũng là bánh phở, thịt, hành, nước dùng, nhưng người ăn có thể phát hiện ra sự khác nhau giữa hai loại phở này.
Phở Nam Định cũng ngon và khác biệt (Ảnh: Internet)
Người nấu nhất định giữ bí quyết gia truyền nên dù có nhìn bàn tay thoăn thoắt của chủ quán thì thực khách cũng không biết tại sao lại cho ra được bát phở như thế.
Nước dùng trong, ngọt, thơm lừng với bánh phở trắng mềm mà không nát, thịt miếng nào cũng đều nhau, nhìn tươi, ăn vào không hề dai, ngược lại, ngon đến miếng cuối cùng.
Rau thơm, ớt, chanh tươi càng làm cho bát phở thêm hoàn hảo cả vị lẫn dáng hình. Thiếu bất cứ nguyên liệu nào cũng khiến cho phở mất đi vị nguyên gốc.
Kẹo sìu châu
Kẹo sìu châu là món quà ai đi Nam Định cũng mang về theo cho người thân, bạn bè. Nghe tên hơi hướng của người Tàu nhưng thật ra, sìu châu là kẹo thuần Việt đó nhé.
Đơn giản, nhưng lại quyến rũ người ăn bằng cái mộc mạc từ hương vị cho đến hình dáng. Ngay như nhà thơ Nguyễn Khuyến đã phải thốt lên: “Nguyên phùng tả hữu lai vô tận/ ương dẫn Chi Lan nhập tức văn” (Đại ý: Ăn kẹo Sìu Châu thì cảm nhận được hương thơm vương giả như hoa Lan. Ăn vào nhận ra ngay vị thơm ngon, đặc sản của vùng quê Nam Định).
Kẹo sìu châu, nhìn không đẹp nhưng ăn thơm ngọt, đầy chất quê (Ảnh: Internet)
Không phải ai cũng làm được sìu châu vì đó là cả một nghệ thuật. Kĩ thuật chế biến kẹo sìu châu được xem là tuyệt đỉnh của kỹ thuật làm kẹo lạc. Để nấu được kẹo, người thợ cần có đôi tay tinh tế, phải “dẻo tay” để giữ nhiệt độ ổn định của bếp và khó nhất là biết ước lượng tỷ lệ đường, lạc, mạch nha phù hợp với mỗi mẻ nấu.
Kẹo màu trong như hổ phách, khi ăn thấy giòn tan, rạo rực trong miệng vì vị ngọt đậm, thơm lừng.
Bánh nhãn
Bánh nhãn - món ngon Nam Định - có tên gọi như vậy không vì nguyên liệu từ quả nhãn mà là do hình dạng tròn tròn, vàng ngon như long nhãn. Bánh nhãn Nam Định nổi tiếng nhất là ở Hải Hậu vì đây là địa phương có gạo nếp ngon nhất tỉnh.
Bánh nhãn ngon, ngọt, thơm, giòn hấp dẫn ngay từ cái nhìn bên ngoài (Ảnh: Internet)
Nếp, trứng gà, đường, mỡ lợn là những thành phần tạo thành món bánh giòn, mát, ngọt đầy hấp dẫn này. Bột nếp Hải Hậu trộn với trứng gà thật kĩ để tạo thành hỗn hợp dẻo, mịn, rồi viên thành từng viên chiên trong chảo ngập mỡ.
Khi bột được, vớt ra thật nhanh. Đường trắng nấu chảy, cho bột vừa chiên vào để đường bọc ở ngoài thật khéo. Bánh ngon và độ ngọt thế nào phụ thuộc nhiều vào lớp đường này.
Giò lụa
Giò lụa Nam Định luôn được khách sành ăn chọn mua mỗi dịp ghé qua đây: “Giò lụa hương vị đậm đà. Nếu về Nam Định mua quà cho em”.
Từ thịt lợn, người dân đã làm ra món giò ngọt đậm đà, mềm mà vẫn giòn thơm rất riêng. Có được cây giò ngon, người làm phải khó tính ngay từ khâu chọn nguyên liệu cho đến làm lông lợn, giã và nêm nếm mắm, gia vị.
Giò lụa Nam Định đậm đà, giòn thơm rất riêng (Ảnh: Internet)
Giò được quấn bằng lá chuối bánh tẻ, và những người kinh nghiệm cho rằng, giò ngon nhất, đẹp nhất nếu được gói bằng lá chuối tây, bên ngoài buộc lạt. Giò luộc không được quá lửa hay non lửa thì mới tròn vị.
Giò chuẩn là giò khi vớt ra, nhìn bốn góc giò nở bốn hoa thị đều căng, có mùi thơm khiến người từng ăn tứa nước miếng. Từng miếng giò khi thái ra màu hồng, ăn ngọt, giòn mà không khô hay mềm nát, không bị bã.
Bánh gai
Bánh gai Nam Định hay còn được nhắc đến với cái tên bánh gai Bà Thi là món bánh gai giữ truyền thống. Hương vị nguyên bản với loại lá gai ít chát có độ ngậy và thơm hơn cả là lá gai Trực Ninh, Xuân Trường.
Bánh gai Nam Định dùng các nguyên liệu truyền thống, cho ra hương vị nguyên bản (Ảnh: Internet)
Nhân bánh gồm đỗ xanh đồ trộn với đường trắng, thêm mứt hạt sen, một ít cùi dừa nạo nhỏ, vài ba miếng mỡ thái khổ ẩn trong vỏ bánh là bột gạo nếp xay mịn trộn với lá gai giã nhỏ và được rắc ít vừng rang thơm.
Ăn miếng bánh gai vừa thấy dẻo dai, mềm quyện của nếp ngon với thơm thơm sen, dừa, đậu ngọt lành. Bánh gai Nam Định ăn một cái thường chưa thỏa, nên người bán cũng sắp thành từng sâu 5, 10 cái một.
Những chiếc bánh đen lánh, bên ngoài được gói lá chuối khô đơn giản và khiêm nhường đã thành món quà nhỏ cho lữ khách dọc đường và cho cả những người bạn nơi xa.
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
Sao Việt chọn váy cưới trong nước
Trong khi nhiều ngôi sao đặt váy cưới từ nước ngoài với giá hàng trăm triệu đồng thì Ngọc Thạch, Nhật Trang đặt may ở cửa hàng quen.
>> 7 cách trang điểm với chì kẻ mắt
>> Tên hay cho bé trai mùa thu đông
>> Đo độ hạnh phúc hôn nhân qua tư thế nằm của vợ chồng
>> Tên hay cho bé trai mùa thu đông
>> Đo độ hạnh phúc hôn nhân qua tư thế nằm của vợ chồng
1. Siêu mẫu Ngọc Thạch
Đám cưới hôm 29/9 của siêu mẫu Ngọc Thạch được nhiều người đánh giá là lộng lẫy nhất Hà Nội trong vài năm trở lại đây nhờ sự đầu tư về thời gian, công sức và tiền bạc của cô dâu chú rể. Ngoài phần trang trí buổi tiệc đã nhận được nhiều lời khen ngợi thì cô dâu cũng rất cầu kỳ khi tự tay chuẩn bị trang phục chụp ảnh cưới và váy hôm tiệc.
Tất cả váy chụp ảnh và váy mặc hôm tiệc cưới đều được Ngọc Thạch đặt may với giá cả phải chăng.
|
So với các cô dâu khác, Ngọc Thạch có hẳn một năm để chuẩn bị cho đám cưới. Vì thế, cô đã cùng người bạn thân của mình là stylist Crazy Nhóc tìm hiểu các xu hướng thời trang, chất liệu và màu sắc thịnh hành trên thế giới để đưa ra ý tưởng cho các bộ váy cưới sẽ mặc.
"Tôi và Ngọc Thạch đã mất mấy buổi đi chọn vải rồi đem đến cửa hàng may quen biết để đặt làm theo mẫu. Váy cưới đặt may sẽ chuẩn với số đo và sở thích của mình hơn mà lại không quá tốn kém. Nếu như những chiếc váy nhập ngoại có giá lên tới hàng trăm triệu đồng một chiếc và thường phải sửa lại cho vừa người thì chiếc váy tự may đắt nhất của Ngọc Thạch cũng chưa tới 20 triệu đồng", stylist Crazy Nhóc cho biết.
2. Ca sĩ Vũ Hồng Nhật Trang
2. Ca sĩ Vũ Hồng Nhật Trang
Với Nhật Trang, tiêu chuẩn hàng đầu để chọn váy cưới là phải tôn được vóc dáng cô dâu.
|
Là người kỹ tính trong việc lựa chọn trang phục, hoa khôi Sao Mai điểm hẹn 2011 Vũ Hồng Nhật Trang cũng đã tự lên ý tưởng cho chiếc áo dài và váy cưới hôm 24/9 vừa qua. Cả hai trang phục đều được may bằng chất liệu ren trắng với dáng cổ rộng và tay dài để phù hợp với vóc dáng tròn trịa của cô dâu. Đặc biệt, chiếc váy cưới nhận được nhiều lời khen ngợi của Nhật Trang có giá chưa tới 5 triệu đồng, cả tiền công và vải.
3. Miss Teen Huyền Trang
3. Miss Teen Huyền Trang
Váy cưới phong cách cổ điển của Huyền Trang là quà tặng từ một người bạn thân.
|
Trong lễ cưới sang trọng của Miss Teen Huyền Trang vào tháng 12/2012, người đẹp đã diện một chiếc váy độc đáo, lạ mắt. Váy được may bằng chất liệu lụa trắng và thêu hoa rực rỡ theo phong cách cổ điển. Chiếc váy này do chính một người bạn thiết kế và may tặng cho Huyền Trang làm quà cưới.
4. Siêu mẫu Vũ Thu Phương
4. Siêu mẫu Vũ Thu Phương
Vũ Thu Phương tự thiết kế váy cưới cho mình.
|
Không chỉ là một người mẫu đình đám, Vũ Thu Phương còn được biết đến với khả năng thiết kế thời trang. Vì thế, cả ba bộ váy được chân dài mặc trong đám cưới vào tháng 6/2011 đều do cô tự thiết kế. Ở phần đón khách, cựu người mẫu chọn váy cưới tông đỏ trắng có những cánh hoa nổi bật. Tiếp đó là chiếc váy cưới ánh kim và váy có phần cúp ngực gợi cảm, tông màu trắng chủ đạo.
5. Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh
5. Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh
Phạm Quỳnh Anh chọn váy cưới kiểu dáng đơn giản nhưng sang trọng.
|
>> Những ông chồng "siêu cao thủ" trong việc lập phòng nhì
>> Yên hùng phòng the
>> Mỹ nữ Trung Hoa gợi cảm trong cosplay game Thần Khúc
Mộc Lan
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)